Bài đăng

9 thực phẩm thiên nhiên giảm nhẹ chứng ợ nóng

Hình ảnh
Thủ phạm thường là những thực phẩm nhiều gia vị hay chiên, cũng như caffeine và rượu. Có những loại thực phẩm và đồ uống giúp làm dịu sự khó chịu của chứng ợ nóng bằng cách trung hòa acid trong khi ăn uống. Trà gừng Trà gừng là một cứu cánh tuyệt vời và lâu đời đối với nhiều bệnh tiêu hóa. Đơn giản chỉ cần gọt vỏ hoặc rễ gừng và ngâm trong nước sôi để làm trà uống giảm chứng ợ nóng, tác giả của Gutbliss nói: "Đó là một thực phẩm hiệu quả chống viêm và là một trong những thực phẩm tốt nhất cho trào ngược acid." Trà gừng giảm nhẹ chứng ợ nóng Chuối Trái cây tự nhiên ít acid này là một thực phẩm “thông minh” để hạn chế các triệu chứng ợ nóng. "Một quả chuối sẽ giúp giảm khó chịu vì nó sẽ dính vào niêm mạc thực quản bị kích thích" Gerard E. Mullin, MD nói. "Nó tạo thành một màng áo khoác bảo vệ và làm dịu kích thích." Sữa hạnh nhân Bạn sẽ bắt đầu một ngày của bạn tránh các rắc rối tiêu hóa, nếu bạn pha trộn một ly sinh tố sữa hạnh nhân cho ăn sáng. "Nếu b

Ẩm ướt, coi chừng bệnh nấm phổi

Hình ảnh
Thời tiết ẩm ướt rất thuận lợi cho các loại nấm phát triển, trong đó có nấm Histoplasma gây bệnh ở phổi rất nguy hiểm. Loại nấm này gây bệnh viêm phổi nang sợi mạn tính hoặc hiếm gặp hơn là dạng nhiễm lan toả cấp tính ở phổi và gây tổn thương nhiều cơ quan như tim, gan, lách dễ dẫn đến tử vong. Ai dễ mắc bệnh nấm phổi? Bệnh dễ xảy ra với những người làm việc ở vùng đất ẩm, đặc biệt là đất có nhiều phân gà, vịt, chim hoặc phân dơi. Những người quét dọn hoặc tiếp xúc với chuồng gà vịt, vùng đất dưới gốc cây có nhiều chim đậu, dưới hang dơi rất dễ mắc bệnh. Nấm Histoplasma capsulatum là loại nấm lưỡng hình, trông giống như một dạng mốc trong tự nhiên. Người ta nhận dạng nấm dựa vào đặc điểm sợi nấm sinh ra những bào tử lớn và nhỏ, khi nuôi cấy nấm phát triển như một nấm hạt men mọc chồi tại mô của vật chủ hoặc trên thạch giàu dinh dưỡng. Bào tử của loại nấm này có kích thước rất nhỏ nên khi hít thở chúng có thể lọt vào đến tận phế nang, tại đây chúng chuyển dạng thành những thể chồi. Khi

Đau thần kinh liên sườn, vì sao?

Nguyễn Thu Trang (trangguyen@gmail.com) Đau thần kinh liên sườn là một bệnh rất thường gặp, triệu chứng điển hình của bệnh là đau tức ngực, đau mạng sườn, là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải; đau từ trước ngực, lan theo mạng sườn ra phía sau ở cạnh cột sống. Có nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn. Do thoái hóa cột sống; Do lao cột sống hay ung thư cột sống; Bệnh lý tổn thương tủy sống (củ rễ thần kinh, u ngoại tủy); Do nhiễm khuẩn: hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona. Do đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, có thể là do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân đau tăng thường nhầm với bệnh lý của phổi. Da và các cơ quan vùng đau không có biểu hiện tổn thương. Ngoài các nguyên nhân gây bệnh kể trên, đau dây thần kinh liên sườn còn do các bệnh bên trong (phổi, màng phổi, tim, gan) và một số nguyên nhân khác n

Nấm da đầu

Hình ảnh
Nấm da đầu lan rộng bằng cách lây lan trực tiếp qua các tế bào trên da đầu, hay gián tiếp do việc dùng chung mũ, lược, dây buộc tóc với người mắc bệnh. Nấm da đầu là nguyên nhân dẫn tới hói đầu, rụng nhiều tóc, bong vảy, loét và chảy mủ. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có mùi lạ trên da đầu. Đa dạng các loại nấm gây rụng tóc Có nhiều loại nấm da đầu trong đó có trường hợp nhiễm nấm tổ ong. Đây là một bệnh ít gặp do lây từ động vật như chó, mèo... Đầu tiên, các mụn mủ ở một số chân tóc, sau đó lan dần ra xung quanh, tạo thành mảng lớn nổi cao thâm nhiễm. Bề mặt tổn thương gồ ghề, có nhiều vảy, nếu cạy vảy, lỗ chỗ như tổ ong chứa nhiều mủ nên gọi là”tầng ong mật”, tóc bị rụng tại đám thương tổn. Nấm tổ ong thường gặp ở da đầu trẻ em nhưng vẫn có những trường hợp xảy ra ở người lớn. Ở đàn ông, thương tổn có thể gặp ở vùng râu cằm. Nguyên nhân gây bệnh là do đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các loại nấm sợi. Các loài nấm hay gặp trong nấm tổ ong là Micosporum canis, Trichoph

Cảnh giác với biến chứng do viêm da cơ địa

Hình ảnh
Bệnh VDCĐ (Atopic Dermatitis-AD) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, liken đơn dạng mạn tính. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ và bệnh rất hay tái phát. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng mặc dù ít gây nguy hiểm. Nguyên nhân gây VDCĐ VDCĐ liên quan khá chặt chẽ với cơ địa dị ứng hoặc có liên quan đến yếu tố gia đình mắc bệnh dị ứng (hen suyễn, viêm mũi dị ứng, tổ đỉa, chàm...) tức là di truyền. Kết quả tổng kết của các tác giả cho thấy 60% người bị VDCĐ, khi sinh con, con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh viêm da cơ địa. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em (khoảng 35%) hoặc do sức đề kháng của cơ thể kém hoặc ăn nhiều thực phẩm, gia vị có tính cay nóng (tiêu, ớt, mù tạt, dầu ăn, cà phê, rượu, bia... Ngoài ra, có thể gặp ở người mắc bệnh về gan làm cho gan bị tổn thương không thực hiện được chức năng thải độc của nó. Khi mắc bệnh về da, cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể. Biểu hiện của bệnh VDCĐ T

Các bệnh có thể dự phòng bằng vắc

Hình ảnh
Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp. Virut Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết, tại đây một số ít virut Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não. Khả năng tồn tại của virut bại liệt ở môi trường bên ngoài Virut bại liệt có thể tồn tại trong phân vài ba tháng ở nhiệt độ 0-4°C. Trong nước, ở nhiệt độ thường, chúng sống được 2 tuần. Virut bại liệt chịu đựng khô hanh, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C sau 30 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc tím (KMnO4). Liều clo thường dùng để diệt khuẩn nước không tiêu diệt được virut bại liệt. Vắc-xin bại liệt bất hoạt đường tiêm (IPV) thay thế dần vắc-xin OPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Biểu hiện lâm sàng Thể liệt mềm cấp điển hình: Chiếm 1% với các triệu chứng sốt, chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ các chi, gáy và lưng, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng. Mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành

Phòng bệnh thường gặp sau mưa bão

Hình ảnh
Sau mưa, bão, lũ lụt, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải... hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Hơn nữa, mưa và ngập úng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho con người. Bài viết này cung cấp kiến thức để mọi người biết các bệnh có thể mắc phải sau mưa bão để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe. Sốt xuất huyết Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, nước tù đọng là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó, bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa bão, các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát triển mạnh. Điển hình là bệnh sốt xuất huyết. Bệnh rất dễ lây và bùng phát trên diện rộng. Mùa mưa bão hàng năm đồng thời cũng là đỉnh dịch sốt xuất huyết ở nhiều nơi. Để phòng bệnh, mọi nhà cần loại bỏ nơi sản sinh của muỗi, dẹp bỏ các dụng cụ chứa nước tù đọng, diệt bọ gậy/lăng quăng. Nên giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi. Phun thuốc